In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (Còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Ngày nay, kỹ thuật in ấn offset được các công ty in tại Hà Nội sử dụng rộng rãi.
In offset là gì?
Được xem nhiều nhất: In hộp giấy giá rẻ số #1 tại Hà Nội, miễn phí thiết kế mẫu
Nguyên lý in offset
In ấn offset là kỹ thuật in phẳng. Trong kỹ thuật in ấn offset, phần tử in được hiển thị trên bản kẽm thông qua quá trình chế bản. trong đó các phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước. Sau đó, bản kẽm đã dính mực in này được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước. Tấm offset ép lên bề mặt giấy in và mực in trên tấm offset bám vào bề mặt giấy tạo ra hình ảnh cần in.
Nguyên lý in offset
Xem thêm: In túi giấy giá rẻ chuyên nghiệp, uy tín số #1 tại Hà Nội
Cấu tạo của máy in offset
- Ống bản (bản kẽm): Là trục ống kim loại kẽm, các phần tử in bắt mực và các phẩn tử không in bắt nước.
- Trục cao su: Là hệ thống trục ống mang các tấm cao su offset. Ống cao su này quay quanh trục ngược chiều với ống bản kẽm. Phần tử in trên ống bản kẽm được ép lên bề mặt ống cao su. Ống cao su ép hình ảnh, phần tử in lên bề mặt giấy in.
- Bộ phận nạp giấy: Có nhiệm vụ hút giấy từ bàn, kệ cung cấp giấy ở đầu vào.
- Bộ phận cấp mực: Gồm hệ thống nhiều ống cung cấp mực in từ khay mực cho ống bản kẽm.
- Bộ phận cấp ẩm: Gồm các lô làm ẩm bằng dung dịch chứa các phụ gai có tác dụng làm ẩm.
- Bộ phận trung chuyển: Hệ thống các nhíp, trục… vận chuyển giấy đi qua các trục cao su để nhận phần tử in.
- Bộ phận ra giấy: Là hệ thống các khay và thanh có tác dụng ra và vỗ giấy đề thành cây giấy trên bàn ra giấy. Ngoài ra còn có hệ thống phun bột làm khô tờ in ngay lập tức để tờ in không bị lẽm mực, nấm mực.
Xem thêm: In card visit giá rẻ số #1 Hà Nội, miễn phí thiết kế đến ưng ý
Ưu và nhược điểm của công nghệ in offset
Kỹ thuật in offset tuy rất hiện đại và phổ biến được rất nhiều cơ sở in ấn hiện nay lựa chọn; tuy nhiên cũng có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
In ấn offset là công nghệ in hiện đại nhất và được sử dụng rộng dãi nhất hiện nay trong việc in ấn thương mại
- Chất lượng in màu hình ảnh sắc nét và sạch sẽ
- Khả năng ứng dụng trên nhiều chất liệu in và bề mặt
- Chế tạo bản in dễ dàng và nhanh hơn với sự hỗ trợ của máy tính
- Các bản in có tuổi thọ lấu hơn vì không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
- Chi phí số lượng lớn rẻ.
- Công suất đáp ứng số lượng lớn nhanh.
Có thể bạn quan tâm: In decal cuộn giá rẻ số #1 tại Hà Nội, thiết kế miễn phí
Nhược điểm
Tuy rằng chất lượng không phải bàn cãi gì nhưng khi in bằng công nghệ hiện đại này bạn nên in với một số lượng lớn hơn để có chi phí hợp lý vì khi in số lượng ít hay chỉ in một vài ấn phẩm, sản phẩm giá thành vẫn sẽ cao vì đặc thù riêng của công nghệ này.
Ứng dụng của kỹ thuật in offset
- Là công nghệ in ấn phổ biến nhất hiện nay
- Thường xuyên được dùng trong việc in ấn phẩm văn phòng và quảng cáo như: Sách báo, catalogue, brochure,…
- Ở số lượng vừa và lớn, in ấn offset có lợi ích kinh tế về chi phí tối ưu nhất
- In được trên nhiều bề mặt vật chất liệu khác nhau: Giấy, nhựa, PVC,…
Sản phẩm được in bằng kỹ thuật in offset
Xem thêm: In profile công ty giá rẻ và uy tín #1 Hà Nội, miễn phí thiết kế
Ứng dụng của của công nghệ in ấn offset hiện nay
In offset là công nghệ in ấn phổ biến nhất hiện nay trong in thương mại bởi những lợi thế mà nó mang lại rất lớn. In ENTER là công ty in tại Hà Nội với hệ thống xưởng in offset sản xuất trực tiếp. Hệ thống máy in luôn được cải tiến, nâng cấp mang đến cho Quý khách những sản phẩm in ấn sắc nét, chuẩn màu và đều màu với chi phí tốt nhất.
Quá trình thực hiện in ấn offset tại xưởng In ENTER
Xem thêm: In tiêu đề thư, in letterhead giá rẻ #1 Hà Nội, thiết kế miễn phí
Các công đoạn trong quy trình in offset
Kỹ thuật in ấn offset là một quá trình gồm 4 công đoạn cơ bản như sau:
Chế bản – xử lý file in
Để sản phẩm in offset chất lượng, không bị lỗi hỏng; Khâu chế bản trên máy tính là cực kỳ quan trọng. Chế bản là quá trình xử lý file thiết kế, xắp xếp tờ in, dàn trang, bình trang cho các kiểu in như trở nó, trở khác, trở lật…và đặt ốc màu CMYK. Chế bản thường sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng như Illustrator, Corel Draw, Adobe Acrobat… và file cuối cùng để output film có định dạng pdf.
Output film
Sử dụng công nghệ CTF (Computer to Film) trong đó các dữ liệu số (digital) từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (analog) trên film thông qua các máy ghi film. Bản phim thường có 4 film đại diện cho các màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow) và K (Black). Các bản film này có màu đen trắng.
Phơi kẽm
Sau khi ra film. Các tấm film này được dán in các bản kẽm; Các bản kẽm dán film này được đưa vào máy phơi kẽm; Dựa trên nguyên lý quang hóa, Các phần không có phần tử cần in sẽ bị ăn mòn. Các phần tử in, tram ánh sáng không xuyên qua được hoặc chỉ xuyên qua được một phần sẽ bị ăn mòn hoặc ăn mòn một phần.
Lưu ý: Ngày nay với công nghệ hiện đại hơn. Các nhà sản xuất đã tạo ra các máy ghi hình ảnh cần in trực tiếp lên bản kẽm – gọi là các máy ghi kẽm hay CTP – Computer to Plate.
In offset
Các bản kẽm được đưa vào máy in trên các trục lô. Sau quá trình chỉnh ốc màu để hỉnh ảnh trên các bản kẽm ăn khớp với nhau về vị trí sẽ cho ra sản phẩm in. Các trục lô tròn có gắn bản kẽm sẽ được nhúng vào mực in. Các phần tử in (phần không bị ăn mòn trên bản kẽm) sẽ bặt mực, Các phần tử không in (phần bị ăn mòn trên bản kẽm) sẽ bắt nước. Trục lô có gắn bản kẽm này quay tròn ép lên một trục tròn có các tấm cao su (hay còn gọi là tấm offset) và chuyển mực in sang các tấm cao su. Các trục tròn gắn tấm cao su này quay tròn và ép lớp mực trên các tấm offset này sang bề mặt giấy in tạo thành hình ảnh cần in.
In offset gồm các bước
- Lắp bản kẽm (khuôn in) lên bộ phận lắp bản.
- Đưa mực vào máng chứa, dàn đều mực lên hệ thống lô truyền mực.
- Đưa giấy, vật liệu cần in và khay chứa giấy.
- Căn chỉnh bản kẽm để chuẩn ốc màu, căn chỉnh áp lực lô cao su.
- Nhận tờ in và gia công sau in
Máy out kẽm – CTP
Xem thêm: In tờ rơi đẹp, giá rẻ số #1 tại Hà Nội, miễn phí thiết kế
Phân loại một số máy in offset phổ biến nhất hiện nay
Máy in offset được phân loại phổ biến theo 2 dạng là khổ in (Khổ in đưa vào tối đa) và số màu in.
Phân loại theo khổ in
- Máy in khổ 32×43.
- Máy in khổ 36×52.
- Máy in khổ 39×54.
- Máy in khổ 43×65.
- Máy in khổ 52×72.
- Máy in khổ 54×79.
- Máy in khổ 65×86.
- Máy in khổ 72×102.
- Máy in khổ 79×109.
Phân loại theo màu
- Máy in 1 màu.
- Máy in 2 màu.
- Máy in 4 màu.
- Máy in 5 màu.
Máy in offset
Xem thêm: In tem 7 màu hologram giá rẻ #1 Hà Nội, miễn phí thiết kế
Kỹ thuật in ấn hiện đại của chúng tôi đảm bảo chất lượng màu sắc, hình ảnh, số lượng, đáp ứng mọi nhu cầu in ấn của Quý khách.